Mở lò bánh mì hiện nay cần bao nhiêu vốn? Gồm những loại máy nào?

4
(5)

Từ lâu, bánh mì đã là một trong những món ăn đặc trưng và phổ biến của người dân Việt Nam. Do đó, lợi nhuận mà nó mang lại cũng khá cao. Chính vì thế, các lò bánh mì “mọc lên như nấm” ở nhiều nơi.

Thế nhưng, chi phí ban đầu để mở lò bánh mì là khá tốn kém. Bởi vì, bạn phải đầu tư  một số loại máy móc chuyên dụng cũng như địa điểm kinh doanh,…vv. Vậy làm cách nào để tiết kiệm chi phí đầu tư khi mở lò bánh mì. Và mở lò bánh mì hiện này cần chính xác bao nhiêu tiền?

Bài viết dưới đây, maylambanhmi.info sẽ giải đáp những thắc mắc đó giúp bạn một cách đơn giản nhất.

Mở lò bánh mì cần bao nhiêu vốn?

Ước tính, với giá thành hiện nay, trung bình để mở được một lò bánh mì ở Việt Nam. Thì bạn cần phải chuẩn bị khá nhiều thiết bị. Bởi vì việc đầu tư trang thiết bị cho lò bánh mì ban đầu sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí thuê nhân công về sau.

Trang thiết bị để mở 1 lò bánh mì bao gồm: máy trộn bột, máy chia bột, máy se bột, tủ ủ bột và lò nướng bánh. Với 1 bộ trang thiết bị cơ bản như vậy thì bạn phải bỏ ra khoảng 200 triệu đồng là tối thiểu.

Ngoài ra bạn cũng phải cần có các trang thiết bị khác để giúp giảm nhân công và tăng năng suất làm bánh. Các loại máy này có thể kể tên như: Máy cán bột, máy hàn miệng túi,…vv.

Hơn thế nữa, bạn còn phải thuê nhân công và sẽ tốn thêm vô số chi phí phát sinh khác. Có thể kể đến như : địa điểm kinh doanh (thuê mặt bằng nếu bạn chưa có), thuê nhân viên dọn dẹp, vận hành và các phụ phí phát sinh ngoài lề.

Tóm lại, để mở lò bánh mì bạn cần có 1 số vốn khá lớn, ít nhất là khoàng 200 triệu đồng. Do đó, bạn nên cân nhắc và chuẩn bị thật kỹ trước khi mở lò bán bánh mì.

Các thiết bị để mở lò bánh mì bao gồm những gì?

Như đã nói ở trên, các trang thiết bị cơ bản để mở một lò bánh mì bao gồm : Máy trộn bột công nghiệp, Máy chia bột bằng điện, Máy se bột 2-3 bằng, Tủ ủ bột và Lò nướng bánh mì.

Với mỗi dòng máy sẽ có công suất và giá thành khác nhau. Để tiện cho quý khách hàng lựa chọn, chúng tôi sẽ nếu ra một vài đặc điểm của từng loại máy.

Máy trộn bột bánh mì

Đây là thiết bị đầu tiên bạn cần có. Bởi trong quy trình làm bánh mì thì công đoạn nhào bột, trộn bột khá vất và và tốn nhiều công sức. Trong đó, máy trộn bột bánh mì được chia làm 2 loại : Máy trộn bột công nghiệp và máy trộn bột gia đình.

Đối với các lò bánh mì yêu cầu năng suất cao thì nên chọn máy trộn bột công nghiệp. Máy trộn khỏe, làm bằng inox cao cấp, có độ bền lâu dài, chắc chắn.

Để tham khảo thêm về giá cả của dòng máy này, quý khách hàng có thể xem tại đây

=> MÁY TRỘN BỘT CÔNG NGHIỆP <=

Máy chia bột bánh mì

Máy chia bột được xem là thiết bị hỗ trợ tăng năng suất nhất trong các loại máy làm bánh mì. Bởi nếu chia bột thủ công, bạn sẽ phải cân đong đo đếm nhiều lần. Rồi mới có thể chia khối bột lớn thành các phần nhỏ bằng nhau. Vừa tốn thời gian, mà chất lượng bánh thì không đều nhau.

Trong khi đó, khi sử dụng máy chia bột. Bạn cần cần bỏ ra 30 giây là đã có thể chia khối bột thành 36 phần bằng nhau. Đồng thời, vốn đầu tư cũng không nhiều. Bạn có thể lựa chọn máy chia bột bằng tay hoặc bằng điện.

Trong đó, dòng máy chia bột bằng điện được các lò bánh mì, bếp ăn công nghiệp yêu thích hơn vì tiết kiệm thời gian, công sức đáng kể.

Để tham khảo thêm về giá cả của dòng máy này, quý khách hàng có thể xem tại đây

=> MÁY CHIA BỘT BÁNH MÌ <=

Máy se bột bánh mì

Các khối bột nhỏ sau khi được chia bằng máy chia bột thì sẽ cần máy se bột để tạo hình dáng bánh đẹp mắt. Thật sự, về lâu dài sử dụng máy se bột sẽ giúp năng suất bánh mì của bạn tăng lên, sản xuất chuyên nghiệp hơn.

Hiện nay, máy se bột đang có loại 1 băng tải, 2 băng tải, 3 băng tải. Càng nhiều băng tải thì tác động của người dùng càng ít. Cụ thể, đối với máy có 3 băng tải thì bạn chỉ cần có 1 nhân công đưa bột vào và chờ lấy bột ra. Năng suất máy bằng cả đội nhiều người làm thủ công.

Để tham khảo thêm về giá cả của dòng máy này, quý khách hàng có thể xem tại đây

=> MÁY SE BỘT BÁNH MÌ 3 BĂNG <=

Tủ ủ bột bánh mì

Tủ ủ bột là thiết bị giúp cung cấp môi trường thuận lợi để bột làm bánh lên men. Đồng thời, giúp bánh kích nở nhanh và đều. Không chỉ đảm bảo vệ sinh, thiết bị này còn giúp tiết kiệm đến 50% thời gian so với cách làm truyền thống.

Tủ ủ bột làm bánh hiện nay có loại 16 khay và 32 khay. Giúp bạn có thể lựa chọn tùy thuộc với nhu cầu sản xuất. Dòng tủ này sử dụng hệ thống điều khiển chính xác, tự động hoàn toàn.

Để tham khảo thêm về giá cả của dòng máy này, quý khách hàng có thể xem tại đây

=> TỦ Ủ BỘT <=

Lò nướng bánh mì

Đây là thiết bị không thể thiếu khi bạn muốn mở lò bánh mì. Hiện nay, lò nướng bánh mì có 2 loại là lò nướng xoay và lò nướng đối lưu. Trong đó, lò nướng xoay sẽ có giá thành cao hơn lò nướng đối lưu. Và chất lượng bánh cũng tốt hơn so với đối lưu.

Nhìn chung, dù bạn chọn lò nướng xoay hay đối lưu thì đặc điểm chung của thiết bị này là đều có nền nhiệt cao. Giúp nướng bánh chín đều, độ bền lâu dài, nhanh chóng, tiện lợi.

Cùng các tầng nướng bánh riêng biệt, dải nhiệt độ từ 0- 300°C. Giúp nướng các loại bánh gato, bánh ngọt, bánh trung thu… đa năng. 

Để tham khảo thêm về giá cả của dòng máy này, quý khách hàng có thể xem tại đây

=> LÒ NƯỚNG BÁNH <=

Video tham khảo Dây chuyền làm bánh mì Việt Nam

Vừa rồi, maylambanhmi.info đã giúp bạn hiểu rõ tất cả những loại máy làm bánh mì mầ bạn cần chuẩn bị khi muốn mở lò bánh mì. Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải đầu tư tất cả các loại máy này nếu chi phí có hạn. Chỉ cần đầu tư các loại máy móc cơ bản là được.

Hãy liên hệ đến với Điện máy BIGSTAR theo số điện thoại 0911.005.012 nếu quý khách hàng có nhu cầu tư vấn và đặt mua sản phẩm. Điện máy BigStar hân hạnh được phục vụ quý khách!

Có thể bạn quan tâm:

Địa điểm bán phụ kiện thiết bị máy làm bánh mì lò nướng bánh

Dây chuyền làm bánh quy giá bao nhiêu gồm những loại máy nào?

ĐÁNH GIÁ VỀ BÀI VIẾT

CLICK ĐỂ ĐÁNH GIÁ

Average rating 4 / 5. Vote count: 5

CHƯA CÓ LƯỢT ĐÁNH GIÁ

Bình luận của bạn